Chi tiết bài viết

Những mẹo phòng bệnh cảm cúm và cảm lạnh cho bé

20/08/2018

Bí quyết bố mẹ nào cũng cần để phòng bệnh cảm cúm và cảm lạnh cho bé

     Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, các bé rất dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do hệ miễn dịch còn yếu, khả năng thích nghi chưa cao. Cơ thể chưa thể chống lại với các bệnh nhiêm trùng. Do vậy, bố mẹ luôn cần bỏ túi những bí quyết phòng bệnh cảm cúm, cảm lạnh cho bé. Cảm lạnh, cảm cúm đơn thuần là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, để phòng ngừa, bố mẹ cần cho bé tránh khỏi các nguồn vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh. Polesie Việt Nam xin chia sẻ những bí quyết quan trọng sau đây, bố mẹ hãy ghi nhớ để bé yêu nhà mình luôn luôn khỏe mạnh nhé !

1. Luôn luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào trẻ

rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào bé

    Nhiều người có thể nghĩ bạn thật kĩ tính khi yêu cầu họ phải rửa tay sạch sẽ mới được chạm vào bé nhà bạn. Tuy nhiên, thực tế trên tay mỗi người đều rất nhiều vi khuẩn và ai cũng có thể mang mầm bệnh cho bé. Bất cứ ai trước khi chạm vào bé cũng nên rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng để giảm thiểu số lượng vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể bé. Hệ miễn dịch non nớt của bé cần luôn được bảo vệ để phát triển.

2. Sử dụng nước chuyên dụng vệ sinh tay

sử dụng các loại nước chuyên dụng vệ sinh tay

    Ngoài việc rửa tay bằng xà phòng và nước, bố mẹ có tể dùng thêm các loại nước rửa tay chuyên dụng, làm sạch da tay, diệt ngay 99,9% các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc, bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các bệnh lây nhiễm cho trẻ. Bố mẹ nên tạo cho bé và cho chính mình thói quen rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và bất cứ khi nào thấy tay không sạch.

3. Tiêm phòng bệnh đầy đủ

tiêm phòng đầy đủ cho bé yêu

    Không chỉ có các bé cần được tiêm phòng đầy đủ mà kể cả bố mẹ, ông bà những người chăm sóc bé cũng cần tiêm phòng đầy đủ để tránh lây lan sang trẻ. Điển hình như bệnh ho có thể lây từ người lớn sang trẻ em, với các bé sơ sinh cũng là sự đe dọa tính mạng khi bị lây. Đặc biệt các bà mẹ khi mang thai cũng cần tiêm phòng đầy đủ. Bố mẹ cần đến những trung tâm y tế, tiêm chủng để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

4. Tránh cho bé tiếp xúc với người ốm

tránh cho bé tiếp xúc với người ốm

    Bố mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với người đang bị ốm. Bố mẹ hoặc người thân mà bị ốm cũng nên hạn chế tiếp xúc với bé. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ, bố mẹ có thể yêu cầu người ốm không ôm ấp con và nhắc nhở họ che miệng khi ho để tránh lây lan vi khuẩn.

5. Cho bé bú mẹ

cho bé ti mẹ

    Sữa mẹ chính là kháng thể giúp bé xây dựng hệ thống miễn dịch, giúp trẻ bảo vệ bản thân bởi những mầm mống gây bệnh. Kể cả khi bé kém ăn, bị ốm thì mẹ cũng nên duy trì cho bé nguồn sữa mẹ để bé có thể chống chọi lại với vi khuẩn, giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.

6. Tránh những nơi đông người

tránh cho bé đến những nơi tập trung đông người

    Bố mẹ có thể cho bé ra ngoài hít thở không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên cần hạn chế những nơi đông người. Các bác sĩ luôn khuyên rằng bố mẹ nên để trẻ tránh xa các đám đông vì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, các loại vi khuẩn, vi rút hây ra chứng cảm lạnh có thể lây lan và đe dọa tính mạng trẻ bất cứ lúc nào. Bố mẹ chỉ nên cho bé ra ngoài ở những nơi thoáng đãng, sạch sẽ, không quá đông người, có thể là các vườn hoa, công viên, khu vực sân chơi rộng…

7. Cho bé đến bác sĩ khi cần

cho bé đến khám bác sĩ khi cần thiết

    Việc bé bị ốm là việc khó tránh khỏi, bố mẹ có thể tự xử lý nếu tình trạng bệnh nhẹ. Tuy  nhiên, nếu trẻ bị cảm lạnh hay ho kéo dài hơn một tuần thì cần cho bé đến bệnh viện sớm. Hoặc những lúc trẻ sốt cao mà không thấy đỡ, bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Những bệnh ở bé nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể diễn biến nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

 

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: