Chi tiết bài viết

Những lưu ý về chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

24/08/2018

Chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

    30% trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt, tuy nhiên nhiều bố mẹ không hề biết đến chứng bệnh này. Bàn chân có cấu tạo 3 vòm giúp đỡ toàn bộ cơ thế khi đừng hay đi lại. Tuy nhiên người bị bàn chân bẹt sẽ không có khoảng vòng cung ở lòng bàn chân. Điều này khiến cơ thể không cân bằng, đầu gối, khớp hang, cổ chân và hệ cột sống sẽ phải xoay lệch. Chứng bàn chân bẹt gây ra những ảnh hưởng đáng sợ cho sự phát triển của trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm, chứng bàn chân bẹt sẽ gây ra những hệ lụy xấu đến việc đi lại cũng như hạn chế phát triền chiều cao, vẹo cột sống, thoái hóa khớp… ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ sau này. Mời bố mẹ cùng Polesie Việt Nam tham khảo những thông tin hữu ích về chứng bàn chân bẹt ở trẻ em ngay sau đây:

1. Dấu hiệu trẻ bị chứng bàn chân bẹt

dau hieu tre bi chung ban chan bet

    Các bé từ 2 tuổi trở xuống sẽ chưa hình thành được lõm ở lòng bàn chân nên bàn chân sẽ bẹt bình thường. Sau 2 tuổi mà bé vẫn có những dấu hiệu sau thì bé có nguy cơ cao mắc chứng bàn chân bẹt, bố mẹ cần đặt biệt lưu ý:

     - Cổ chân trẻ đổ ra ngoài hoặc quay vào trong
     - Bé có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất
     - Đứng thẳng nhưng lòng bàn chân không có độ lõm
     - Chân đi tạo hình chữ V
     - Khớp đầu gối bị xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau khi di chuyển
     - Bé khoảng 1- 2 tuổi có dáng đi không vững, long nhóng, dễ ngã. Nhìn từ đằng sau thấy bàn chân bị sụp vào trong, chân bị lệch hoặc đổ về phía trước
     - Bé thường xuyên bị đau mỏi chân, đi lại chạy nhảy rất khó khăn và ngã nhiều.

2. Nguyên nhân của chứng bàn chân bẹt ở trẻ em:

nguyen nhan cua chung ban chan bet o tre em

    Nguyên nhân chính gây ra chứng bàn chân bẹt ở trẻ em là do di truyền và thói quen khi bé tập đi.Trong ga đình mà có ông bà, bố mẹ bị chứng bàn chân bẹt thì nguy cơ trẻ cũng bị mắc là rất cao. Vào thời điểm bé tập đi, việc đi những đôi dép tông hay đi chân đất sẽ khiến lõm ở bàn chân phát triển không được tốt. Ở trên những bề mặt phẳng, cứng, bàn chân bé khó có phản xạ để lõm lên gây ra chứng bàn chân bẹt.

    Ngoài ra, còn một số nguyên nhân như:
     - Các mô liên kết ở chân bé bị sưng, giãn do hoặt động quá sức, mang giầy không hợp, chấn thương, béo phì…
     - Dây chằng bị lỏng: dây chằng là mô kết nối các xương với nhau có vai trò quan trọng trong việc định hình vòm bàn chân. Khi dây chằng bị lỏng dẫ đến các xương bàn chân không được cố định tốt gây ra mất phần lõm bàn chân.
     - Trẻ bị chênh lệch chiều dài 2 chân: nếu 1 trong 2 chân bị dài hơn chân còn lại, bàn chân sẽ bị mất cân bằng, bên chân dài sẽ có vòm phẳng hơn, dẫn đến biến chứng vẹo cột sống
     - Trẻ mặc các bệnh liên quan đến dây thần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ, có nguy cơ mắc chứng bàn chân bẹt cao hơn trẻ bình thường.

3. Các chữa trị chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

cach chua tri chung ban chan bet o  tre em

    Bàn chân là nên tảng quan trọng nâng đỡ cả cơ thể. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bé mắc chứng này thì cần cho bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những hậu quả ảnh hưởng lên cột sống, viêm khớp và khả năng vận động, phát triển thể chất. Trẻ trong độ tuổi điều trị sễ dàng là từ 3 đến 7 tuổi, các bé được điều trị có một cuộc sống bình thường và không bị hạn chế bất cứ vấn đề nào trong việc vận động. Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì chứng bàn chân bẹt nếu được điều trị sớm thì chỉ cần chỉnh hình y khoa chứ không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ kiểm tra chân của bé, sử dụng các loại thiết bị để tạo ra một đôi giầy chỉnh hình chân với chiếc đế đặc biệt, phù hợp với từng bé để đỡ bàn chân và tạo ra vòm mong muốn. Bố mẹ chỉ cần khích lệ, khen con khi con đi giầy, các bé sẽ rất thích thú. Các bậc phụ huynh nên nhớ, ban đầu chứng bàn chân bẹt sẽ không gây đau đớn nhưng nếu không điều trị ngay, khi lớn hơn, trẻ sẽ dễ mắc các chứng đau cột ống và những hậu quả khôn lường lên xương. Cần cho bé đi khám ngay khi có nghi ngờ bé mắc chứng này.

4. Các phòng ngừa chứng bàn chân bẹt ở trẻ em

cach phong ngua chung ban chan bet o tre

    Để phòng ngừa chứng bàn chân bẹt ở trẻ em, ngay từ khi bé bắt đầu chập chững tập đi, bố mẹ nên cho bé đi những đôi giầy chuyên dụng dành để tập đi. Bởi bàn chân bé được cấu tạp 70% là sụn, việc đi những đôi giầy không thoải mái sẽ rất sễ mắc hội chứng bàn chân bẹt. Bố mẹ nên chọn mua giầy tập đi của nhưng thương hiệu uy tín, giầy có thiết kế vòm để tránh tình trạng bé đi chúi người về phía trước cũng như giúp định vị các ngón chân của bé ở đúng vị trì khi bé bước đi. Tránh cho bé đi những loại dép xỏ ngón, xăng đan, đi chân đất, chứng bàn chân bẹt sẽ được đẩy lùi.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: