Chi tiết bài viết

Những lưu ý về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

28/08/2018

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

    Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến trong các bệnh về tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp . Bệnh hay gặp ở trẻ em ở lứa tuổi từ 3 đến 6 tuổi. Viêm tai giữa có thể gây nên biến chứng điếc tai hoặc thành bệnh mãn tính nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Bố mẹ hãy cùng Polesie Việt Nam tìm hiểu các thông tin về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em để kịp thời xử lý cũng như phòng bệnh cho bé bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh viêm tai giữa

nguyen nhan viem tai giua o tre em

    Viêm tai giữa ở trẻ em thương là viêm do nhiễm trùng hoặc do ứ đọng dịch trong vòng tai. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là:
     - Do cấu trúc tai của bé chưa hoàn thiện dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tai
     - Bé bị cảm lạnh
     - Trẻ bú bình, do trẻ uống sữa nằm, sữa từ bình có thể tràn vào các khu vực tai, mũi, họng gây viêm
     - Do bé bơi lội không dùng nút chặn tai, không làm khô tai
     - Do bé tắm bồn dễ khiến nước vào tai
     - Bố mẹ làm sạch ráy tai cho bé không đúng cách
     - Bé bị các bệnh viêm mũi họng, khiến vi khuẩn lây lan gây ra viêm tai giữa
     - Hệ thống niêm mạc đường hô hấp của bé còn non nớt, dễ bị tiết dịch, làm ứ đọng trong vòm tai gây viêm tai giữa.

2. Biểu hiện khi trẻ bị viêm tai giữa

bieu hien viem tai giua o tre em

    Khi bé mắc viêm tai giữa thường xuất hiện những biểu hiện đặc trưng như: chảy mủ tai, đau tai, quấy khóc, dụi và cấu tai, chán ăn, nôn, tiêu chảy, sốt cao. Khi ấn vào tai hoặc kéo vành tai sẽ khiến bé đau nhói, khóc thét. Khả năng nghe của trẻ kém, đau đầu. Khi soi vào tai trẻ thấy màng nhĩ đỏ, không di động và căng phồng. Ngoài ra tai còn có thể bị chảy mủ và có mùi hôi.

3. Cách điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

cach dieu tri viem tai giua o tre em

    Tùy thuộc vào từng gia đoạn của bệnh viêm tai giữa mà việc điều trị khác nhau. Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ em được chia làm ba giai đoạn như sau:
     - Giai đoạn sung huyết : Ở giai đoạn này cơ bản chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau và đồng thời kết hợp điều trị bệnh tai mũi họng. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ kê những loại thuốc phù hợp nhất.
     - Giai đoạn ứ mủ: Khi viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ, các bác sĩ sẽ làm thủ thuật trích rạch màng nhĩ để dẫn mủ ra. Đồng thời điều trị bằng thuốc uống kết hợp thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh. Việc điều trị phải được thức hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng là tốt nhất.
     - Giai đoạn vỡ mủ: Nếu bệnh viêm tai gữa chuyển qua 2 giai đoạn trên thì  các dịch mủ ứ đọng sẽ tự động phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài ống tai. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Đây là mức độ nghiêm trọng nhất, cần được các bác sĩ điều trị ngay để tránh bị điếc.

4. Những sai lầm cần tránh khi dùng thuốc nhỏ tai cho trẻ bị viêm tai giữa

nhung luu y khi dung thuoc cho tre bi viem tai giua

    Khi bé bị viêm tai giữa, bố mẹ tuyệt đối không nên tự điều trị cho trẻ. Không tùy tiện sử dụng các loại thuốc, dung dịch nhỏ vào tai vì có thể gây hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như nếu dùng ô xi già nhỏ vào tai sẽ làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên ống tai, làm ảnh hưởng lớn đến khả năng nghe của trẻ.
    Nhiều bố mẹ khi thấy con bị chảy nhiều nước ra tai nên sử dụng kháng sinh bột rắc vào tai trẻ. Phương pháp này cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tắc dịch tai, phá hủy phầm xương chum và có nguy cơ biến chứng sọ.
    Việc chẩn đoán cũng như điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ em phải được thực hiện ở bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng. Tự điều trị tại nhà tiềm ẩn nhiều khả năng gây ra những di chứng, tai biến và khó hồi phục cho bé. Bố mẹ không nên chủ quan.

5. Lời khuyên cho bố mẹ

loi khuyen cho bo me co tre bi viem tai giua

     - Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 24 tháng để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bị viêm tai giữa.
     - Vệ sinh tai mũi họng cho bé thường xuyên để tránh các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… Vì phần mũi họng và tai có ống thông nhau nên khi phần mũi, họng bị viêm, phần tai dễ bị lây nhiễm.
     - Tắm cho trẻ cần để ý không để nước chảy vào tai, đi bơi cần mang nút tai cho trẻ.
     - Khi trẻ bị viêm tai giữa cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định điều trị, theo dõi chặt chẽ các biến chứng.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: