Chi tiết bài viết

Những lưu ý về bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

09/08/2018

Những điều cần biết về bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

    Bệnh nấm lưỡi hay còn gọi là tưa lưỡi là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh chủ yếu là do loại nấm Candida Albicans ở trong khoang miệng gây ra. Chủ yếu do miệng của bé chưa được vệ sinh tốt, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển và sinh sôi. Nấm lưỡi không phải là căn bệnh nặng nhưng sẽ gây đau đớn, khó chịu và có thể biến chứng các bệnh khác như viêm phổi, nấm phổi, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… rất nguy hiểm với bé. Bố mẹ hãy cùng Polesie Việt Nam tham khảo thêm những thông tin cần biết về bệnh nấm lưỡi để chủ động phòng tránh và điều trị bệnh nấm lưỡi cho trẻ  bố mẹ nhé!

1. Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

nguyên nhân gây ra nấm lưỡi ở trẻ

    Nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi là do khoang miệng của bé không được vệ sinh sạch sẽ. Đối với các bé còn nhỏ, miệng không được vệ sinh do sau khi bú sữa hoặc ăn bột xong không uống nước tráng miệng . Còn ở các bé lớn hơn, do các bé không đánh răng sau khi ăn hoặc đánh răng không sạch. Từ đó gây ra môi trường thuận lợi trong miệng để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ra bệnh nấm lưỡi. Ngoài ra ở các bé có sức đề kháng kém, bị các bệnh dùng thuốc kháng sinh cũng thường bị nấm lưỡi. Các bé bị hen suyễn mà sử dụng Corticoid đường hít mà không súc miệng sạch sau khi hít sẽ gây ra mất cân bằng hệ vi sinh trong cơ thể và tạo điều kiện cho bệnh nấm lưỡi phát triển.

2. Biếu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

biểu hiện của bệnh nấm lưỡi ở trẻ con

    Bệnh nấm lưỡi thường có những biểu hiện ban đầu như xuất hiện những chấm trắng nhỏ trên đầu lưỡi, rồi sau đó lan rộng thành mảng trắng trên mặt lưỡi. Lâu ngày sẽ làm mất đi vị giác, khiến con đau đớn, lười ăn và quấy khóc thường xuyên. Nếu nấm mọc dày và lâu ngày không chữa trị sẽ có thể lan vào gây bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, gây những biến chứng rất nguy hiểm.

3. Cách điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ

    Khi con bị nấm lưỡi ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể pha nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý súc miệng cho bé hằng ngày. Ngoài ra có thể sử dụng dung dịch iodo povidin 1% thấm vào gạc mềm lau miệng và lưỡi cho bé. Các thuốc chữa kháng nấm như Nystatin cũng được khuyên dùng khi bị nấm lưỡi. Ưu điểm của Nystatin là không độc với tất cả các lứa tuổi, an toàn với các bé có sức khỏe yếu cũng như có thể dùng dài ngày. Khi dùng các loại thuốc trị nấm có thể sẽ bị các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, viêm gan, mẩn ngứa… Tuy nhiên nếu tình trạng không có xu hướng giảm thì cần đưa bé đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Những điều cần tránh khi trẻ bị nấm lưỡi

những lưu ý cần tránh khi trẻ mắc bệnh nấm lưỡi

    Khi con bị nấm lưỡi bố mẹ tuyệt đối không nên chà xát cũng như cạy các chấm trắng trên lưỡi của con, sẽ gây chảy máu và nhiễm trùng. Tránh sử dụng mật ong, nước chanh để bôi lên lưỡi sẽ gây nguy hiểm cho bé. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Cho bé uống đúng liều thuốc của bác sĩ kê, không nên tự ý dừng thuốc khi thấy bé đỡ hơn. Cho bé bú hoặc ăn trước hoặc sau khi dùng thuốc khoảng 20 phút.

5. Cách phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

cách phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ

    Nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi đơn giản là do khoang miệng không sạch sẽ. Do vậy, cách phòng bệnh chỉ là vệ sinh miệng và lưỡi đúng cách sau khi bé ăn. Với các bé còn bú mẹ thì phải cho bé uống nước lọc, làm sạch miệng và lưỡi sau ăn. Với các bé lớn hơn thì cần đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa, dụng cụ làm sạch lưỡi, nước súc miệng cho trẻ em hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh. Tránh cho bé ăn các đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt… vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển. Bố mẹ nên nhắc nhở và cho con biết sự nguy hiểm của bệnh nấm lưỡi để trẻ tự có ý thức bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

 

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: