Chi tiết bài viết

Những dấu hiệu nhận biết trẻ em chậm phát triển

14/07/2018

Dấu hiệu nhận biết trẻ em chậm phát triển

    Chậm phát triển ở trẻ có nguyên nhân từ những bệnh lý rất nguy hiểm. Các bậc phụ huynh nên để ý các dấu hiệu của việc chậm phát triển ngay từ khi trẻ mới lọt long để can thiệp chữa trị kịp thời. Các bác sĩ khoa nhi đánh giá một đứa trẻ chậm phát triển là có mức phát triển chậm hoặc thấp hơn những đứa trẻ trong cùng một độ tuổi.
Khi bé có những biểu hiện sau cha mẹ cần đặc biệt lưu ý :
- Cơ thể, cơ bắp quá nhỏ hoặc quá lớn so với tuổi
- Khả năng ngôn ngữ kém, chậm nói, chậm hiểu
- Không có năng tự lập, tự mặc quần áo, tự vệ sinh, tự dọn dẹp …
- Giao tiếp kém
Nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ bao gồm nhiều yếu tố như:
- Yếu tố di chuyền, từ cha mẹ, ông bà
- Sức khỏe của người mẹ trong thai kỳ
- Sinh non
- Biến chứng sau sinh với trẻ
- Dinh dưỡng không đầy đủ, không hợp lý
- Tác động từ môi trường sống
Những biểu hiện bất thường của trẻ cho thấy nguy cơ chậm phát triển có thể là một hoặc nhiều yếu tố khác nhau. Chậm phát triển rất ảnh hưởng đến hành vi cũng như sự phát triển về mọi mặt của bé sau này. Để theo dõi trẻ tốt hơn, bố mẹ nên quan sát nhận biết kỹ những bộ phận cơ thể sau :

1. Phần đầu 

phần đầu của bé


    Khi não của trẻ phát triển không bình thường, kích thước của đầu cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu đầu bé quá to hoặc quá nhỏ, cần phải đưa bé đi khám ngay lập tức. Bố mẹ cần tham khảo và nắm được kích thước, chu vi chuẩn của đầu bé trong các giai đoạn phát triển quan trọng như sau :
- 3 tháng tuổ i: bán kính quanh thóp : 35 cm
- 4 tháng : khoảng 40 cm
- 1 năm : khoảng 45 cm
- 2 năm : khoảng 47 cm.

2. Phần  tai
    Khi em bé mới chào đời, bố mẹ hãy chí ý xem tai của con có bị cao quá hay thấp quá không, vành, sụn tai có bình thường không. Theo dõi khi con được 6 tháng tuổi, bố mẹ hãy thử quan sát và đánh khả năng nghe và khả năng nhận biết âm thanh của con. Thử gọi, nói chuyện, cho con nghe nhạc… Nếu con không có phản ứng hoặc không bị giật mình vì tiếng kêu bất ngờ thì đây là dấu hiệu bất thường. Bố mẹ cần lưu ý và đưa con đi kiểm tra ngay.

3. Phần mắt
    Trước hết bố mẹ cần quan sát xem vị trí mắt của trẻ có cân đối không, có bị xa nhau hay gần nhau hoặc bất thường không. Trẻ sơ sinh còn có xu hướng quan sát theo về hướng có ánh sáng hoặc một vật chuyển động, bố mẹ hãy xem bé có phản ứng với ánh sáng rọi vào mắt hay nhìn theo một vật di chuyển không nhé. Nếu trẻ không có dấu hiệu nhận biết, không nhìn theo, hoặc không chớp mắt thì biểu hiện này khá lo ngại.

4. Phần mũi
    Thông thường từ 3 ngày tuổi bé đã có thể nhận biết được mùi của sữa mẹ và mùi của mẹ, khi bé không có biểu hiện nhận ra mùi mẹ, hay không bị hắt hơi khi ngửi các mùi hang thì đây cũng là một dấu hiệu bất thường.

5. Phần miệng
    Bệnh hở hàm ếch là một dị tật khá phổ biến nhưng bố mẹ có thể dễ dàng quan sát được ngay từ siêu âm đến khi bé ra đời. Khi con có biểu hiện không thể nói, hoặc khó nói, âm thanh bất thường… Cho đến khi 2 tuổi mà vẫn không nói hay bắt chước được theo tiếng bố mẹ thì có khả năng là trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Để cải thiện điều này, bố mẹ cần dành thời gian thường xuyên nói chuyện, tương tác cùng con, dạy còn phát âm từ những âm thanh đơn giản nhất như gọi bố, mẹ…

6. Phần lưỡi
    Ngoài các vấn đề ở miệng thì lưỡi bất thường cũng là dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của bé. Lưỡi quá ngắn hoặc quá dài dẫn đến cản trở việc tập nói của bé. Không những thế lưỡi bất thường khiến bé hay chảy nước dãi, khó ngậm miệng và nuốt thức ăn, có thể gây nghẹn hoặc ho khi ăn. Khi trẻ có những dấu hiệu này, bố mẹ cần giúp con vận động lưỡi, massage lưỡi cho bé, thường xuyên vệ sinh cũng như đẩy nhẹ lưỡi bé lên xuống trong khoảng từ 5 đến 10 phút.

7. Phần tay và chân

bàn tay của bé


Bố mẹ nên lưu ý khi con có những biểu hiện sau :
- Kích thước 2 tay hoặc 2 chân không bằng nhau
- Khoảng cách giữa các ngón tay không bình thường hoặc không đủ 5 ngón.
- Tay và chân cứng cử động khó khăn, khó di chuyển, khó cầm, nắm, bám víu,...
- Xương chậu và xương đùi của bé có biểu hiện bất thường
- Hệ tiêu hóa thường xuyên có vấn đề như : táo bón, tiêu hóa không tốt, hấp thụ kém,...
Hoặc những dấu hiệu chậm phát triển atheo độ tuổi :
- 3 tháng tuổi, cổ chưa cứng cáp
- 9 tháng chưa biết lẫy
- 1 tuổi chưa biết đi

8. Phần da
Bố mẹ cần quan sát màu da và chú ý đến những dấu hiệu bất thường sau:
- Vết sọc trắng hoặc đen lớn trên da
- Có nhiều hơn 6 vết chàm trên cơ thể
- Vết chàm trên cơ thể hình cây, cơ thể mềm không chắc khỏe
- Da rất khô, bị trầy xước, hay sưng tấy
    Chậm phát triển ở trẻ có nhiều dấu hiệu khác nhau, 8 dấu hiệu trên chỉ là những điều bố mẹ có thể quan sát được. Khi cảm thấy trẻ có bất cứ điều gì bất thường, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi bác sĩ nhi kiểm tra để được phát hiện và điều trị sớm.

Đồ chơi trẻ em Polesie cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: