Chi tiết bài viết

Những cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả

21/08/2018

Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả

    Suy dinh dưỡng là một vấn đề thường gặp ở trẻ em, khiến trẻ sụt cân, thấp còi, hay ốm… làm bố mẹ rất  lo lắng. Vậy các bố mẹ nên làm gì để chăm sóc bé tốt hơn ? Mời bố mẹ cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em ngay sau đây:

1. Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng là gì ?

dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ

    Suy dinh dưỡng ở trẻ em thường có những dấu hiệu cơ bản sau đây:
     - Kém ăn, rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy hoặc phân sống
     - Da xanh xao
     - Không tăng được cân, đôi khi bị giảm cân
     - Thịt nhão, cánh tay teo mỡ
     - Bị teo lớp mỡ dưới da bụng
     - Tóc thưa, dễ gãy rụng và đổi màu

2. Chứng duy dinh dưỡng ở trẻ em có những loại nào ?

những loại suy dinh dưỡng ở trẻ


    Dựa vào cân nặng và độ tuổi, có 3 loại suy dinh dưỡng ở trẻ em như sau:
     - Suy dinh dưỡng độ I: trọng lượng bằng 90% so với tuổi.
     - Suy dinh dưỡng độ II: trọng lượng chỉ còn 75% so với tuổi.
     - Suy dinh dưỡng độ III: trọng lượng giảm xuống 60% so với tuổi.

3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì ?

nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ

    Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em:
     - Do bé bị ốm dài ngày
     - Do chế độ ăn uống của bé không đủ chất, nghèo dinh dưỡng
     - Bé bị các bệnh bẩm sinh như sứt môi, suy dinh dưỡng bào thai, tim bẩm sinh…
     - Môi trường và điều kiện sống thiếu vệ sinh

4. Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho các bé mắc chứng suy dinh dưỡng là gì?

chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

    Với các bé mắc suy dinh dưỡng ở độ I và II, bố mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng như sau:
     - Tích cực cho bé bú mẹ cả ngày lẫn đêm, cần bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể kéo dài đến 24 tháng
     - Dùng sữa công thức theo độ tuổi của bé nếu mẹ bị thiếu hoặc mất sữa
     - Bé từ 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm bữa ăn, đảm bảo ăn chin uống sôi
     - Tăng dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của bé hằng ngày
    Với các bé suy dinh dưỡng độ III, cần bổ sung thêm:
     - Nhiều bữa ăn trong ngày, để tăng calo. Cụ thể 2 lần ăn/ngày (6-8 tháng) với số lượng 1/2 bát tới 1 bát khi trẻ đạt 9-23 tháng (3 lần ăn/ngày)
     - Sữa bổ sung dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ
     - Nguồn chất tinh bột như gạo, khoai tây…
     - Chất đạm ở các loại thực phẩm như tôm, cua, bò, cá, trứng, gà , lợn… để tăng trưởng thể chất
     - Chất xơ ở các loại rau xanh để thúc đẩy tiêu hóa
     - Chất béo ở dầu mỡ để tăng cường hấp thu chuyển hóa các vitamin A, D, E, K

5. Lựa chọn loại sữa nào cho trẻ bị suy dinh dưỡng ?

lựa chọn sữa cho trẻ suy dinh dưỡng

    Với các bé bị suy dinh dưỡng, những loại sữa tốt nhất là những loại chứa nhiều canxi, vitamin D và MK7. Ngoài ra các loại sữa non cũng rất tốt để cải thiện chứng suy dinh dưỡng của con. Bổ sung sữa giúp cơ thể bé nâng cao được sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như giúp bé phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sữa khác nhau, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn mua ở những cơ sở, đại lý sữa uy tín.

6. Các lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng

những lưu ý khi chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng

     - Bổ sung cho bé vitamin tổng hợp, vitamin A cho trẻ 6 - 59 tháng và kẽm dự phòng với trẻ 12 - 59 tháng tuổi
     - Các thực phẩm, chế phẩm chứa chất sắt để chống thiếu máu cho bé
     - Các loại men tiêu hóa, sữa chua cho bé một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
     - Giữ ấm cho bé vào mùa đông, tạo không gian sống thoáng mát, đủ ánh sáng vào mùa hè
     - Tạo cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay
     - Không cho bé mút tay để phòng ngừa giun sán
     - Tẩy giun cho bé 6 tháng/ lần
     - Hạn chế đồ ngọt để tránh sâu răng, viêm lơij
     - Cần cho bé ăn chín, uống sôi, chế biến thật vệ sinh
     - Vỗ về, yêu thương, khích lệ bé để bé có tâm trạng thoải mái, kích thích ăn uống

7. Làm gì khi bé bị suy dinh dưỡng kéo dài?

xử lý khi trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài

    Khi bé bị suy dinh dưỡng kéo dài, cơ thể sẽ bị sụt cân, hay bệnh tật, suy nhược cơ thể… Bố mẹ cần đưa bé đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín như viện dinh dưỡng, viện nhi trung ương để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn về cách điều trị. Để bé phục hồi chứng suy dinh dưỡng là cả một quá trình, bố mẹ cần thực sự kiên nhẫn vì chính bố mẹ là nhân tố quan trọng nhất để giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh và trở lại phát triển bình thường.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: