Chi tiết bài viết

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh rôm sẩy ở trẻ em ?

18/07/2018

Nguyên nhân rôm sẩy ở trẻ em và cách phòng tránh

    Rôm sẩy là bệnh thường gặp ở trẻ em vào những mùa nóng nắng. Rôm sẩy là hiện tượng da bị nổi những nốt mụn nhỏ li ti, có màu đỏ, thường xuất hiện ở các nếp gấp của da hoặc các vùng cơ thể mà quần áo bị chật. Thường là các vùng như mông, bụng, ngực, cổ, trán … Rôm sẩy khiến bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Với tiết trời mùa hè ở Việt Nam, mọi trẻ em đều có nguy cơ bị mắc rôm sẩy, tuy nhiên tỉ lệ mắc rôm sẩy ở các bé còn nhỏ tuổi cao hơn. Các bố mẹ cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, cách chữa và cách phòng tránh bệnh rôm sẩy cho bé yêu nhà mình nhé :

1. Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sẩy ở trẻ 

Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sẩy ở trẻ em việt nam

    Nguyên nhân đầu tiên chính là do thời tiết, mùa hè với khí hậu nóng ẩm chính là thời điểm rất dễ khiến trẻ mắc rôm sẩy. Không những vậy, vào mùa đông bé vẫn có thể bị rôm sẩy nếu bị sốt hoặc mặc quá nhiều quần áo. Lỗ chân lông của trẻ rất nhỏ nên khi bị nóng, tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn khiến mồ hôi khó thoát ra ngoài, từ đó những nốt rôm sẩy sẽ mọc lên. Tuy rôm sẩy không gây đau đớn những sẽ khiến bé ngứa ngáy và khó chịu, nếu gãi nhiều còn dễ bị xước, nhiễm trùng da…

2. Bố mẹ nên làm gì khi bé bị rôm sẩy
    Khi biết được nguyên nhân của rôm sẩy là do cơ thể bé bị nóng, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tìm cách  giảm nhiệt độ và giảm độ ẩm không khí. Cho bé ở phòng thoáng mát hoặc nơi có bóng râm, tránh đông người. Có thể bỏ bớt quần áo của bé, dung khăn ướt lau người để loại bỏ mồ hôi và thông thoáng lỗ chân lông. Nên cho bé mặc những bộ quần áo 100% cotton mềm, thoáng khí, rộng và nhạt màu.
    Bố mẹ có thể dung khăn ẩm đắp lên trên những vùng da mọc rôm sẩy để giúp bé bớt bị ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn. Nên tắm rửa, vệ sinh cho bé hằng ngày để da được sạch sẽ, khi tắm xong cần tấm khô nước bằng khăn cotton mềm, sạch. Bố mẹ lưu ý cần tránh chà xát và không dùng phấn rôm lên vùng da bị rôm sẩy.

Polesie toys vn khuyên cần cắt móng tay cho bé khi bị rôm sẩy

    Cần cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh việc bé ngứa gãi khiến xước da.
    Nếu tình trạng rôm sẩy của bé không quá nghiêm trọng thì bố mẹ chưa cần dùng thuốc cho bé. Ngược lại, nếu tình trạng rôm sẩy trên da bé kéo dài trên 4 ngày, hay có các dấu hiệu bội nhiễm như : da sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ ... thì cần đưa bé đi khám và dùng thuốc điều trị.

3. Các cách phòng tránh rôm sảy cho bé

Cách phòng tránh rôm sảy cho bé

    Để phòng tránh rôm sẩy cho bé, hằng ngày bố mẹ hãy cho các bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt … Các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ giúp bé giải khát cũng như  làm mát cho cơ thể . Nhưng cần lưu ý, không nên cho bé uống nhiều đá lạnh, vì đá không làm mát mà còn có thể khiến bé bị viêm họng. 
    Vào những ngày nắng nóng, bố mẹ nên cho bé chơi trong nhà hoặc nơi có bóng râm. Tránh ánh nắng trực tiếp từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Hạn chế cho bé đến những nơi nóng nực hoặc hoặc đông người. Mặc cho bé những bộ quần rộng rãi, thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton mỏng nhẹ, thấm mồ hôi tốt.
    Khi đi ngủ cần bật quạt hoặc điều hòa cho bé. Tuy nhiên, cần tránh gió thốc trực tiếp vào cơ thể, bố mẹ nên điều chỉnh để gió làm mát bé một cách nhẹ nhàng.

Thế giới đồ chơi Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn vui vẻ và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: