Chi tiết bài viết

Một số điều bố mẹ nên tránh để con mình trở thành một người tốt

20/07/2018

Những điều bố mẹ nên tránh để con mình trở thành một người tốt

    Không phải đứa trẻ nào cũng là đứa trẻ ngoan, thay vì tránh mắng bé, bố mẹ cần xem lại cách hành xử của mình. Liệu bố mẹ có khiến con cái bị ảnh hưởng không? Bố mẹ nên tham khảo ngay những điều sau đây để xem mình có phải là nguyên nhân gây ra những hành vi xấu của con không nhé!

1. Bố mẹ trở thành tấm gương xấu

bố mẹ trở thành tấm gương xấu cho con

    Trẻ em có xu hướng bắt chước những hành động của người lớn. Khi ở chung với người lớn, tính cách của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ như câu chuyện về cái bát gỗ, có một ông lão nọ sống cùng gia đình vợ chồng cậu con trai, vì ông quá già yếu, dễ làm đổ thức ăn và vỡ bát đĩa nên nên cậu con trai chỉ cho ông ăn ở 1 góc với 1 chiếc bát nhỏ bằng gỗ. Một ngày nọ, ông lão thấy đứa cháu trai 5 tuổi của mình ngồi nghịch những mảnh gỗ vụn. Ông lão hỏi : “  Cháu đang làm đi với mấy tấm gỗ đó vậy ”. Cậu bé đáp: “ Cháu muốn làm một chiếc bát. Cháu giữ lại rồi đợi sau này bố mẹ già thì cháu để bố mẹ dùng ”. Hai vợ chồng người con trai lúc đó cũng vô tình nghe thấy. Hai người nhìn nhau không nói câu nào. Từ đó về sau, cả gia đình giúp đỡ ông lão ăn cơm, ông lão trở nên vui vẻ và sức khỏe được cải thiện hơn. Qua câu chuyện này, bố mẹ hãy nên nhớ, trẻ con luôn nhìn sự việc bằng mắt, nghe bằng tai, nhớ rất lâu và rất thích bắt chước. Vì vậy, bố mẹ hãy làm một tấm gương thật tốt cho con của mình.

2. Các thành viên trong gia đình không nhất quán trong việc dạy dỗ bé

ông bà và bố mẹ nhất quán vấn đề chăm sóc và dậy dỗ trẻ

    Trong một gia đình, nếu mỗi người lớn có một cách dạy dỗ khác nhau sẽ khiến trẻ không kiểm soát được hành vi của mình. Chìa khóa để nuôi dạy bé thành công chính là sự nhất quán và cùng nhau tạo cho bé một môi trường tốt. Bố mẹ hãy cũng thảo luận với các thành viên trong gia đình để đưa ra cách chăm sóc cũng như các hình thức kỷ luật thống nhất. 

3. Bố mẹ chỉ đe dọa và không thực hiện hình phạt

bố mẹ nuông chiều, chỉ đe dọa chứ không thực hiện hình phạt khi bé mắc lỗi

    Khi con mắc lỗi, nhiều bậc phụ huynh chỉ đe dọa chứ không thực hiện hình phạt. Điều này sẽ làm trẻ không nghiêm túc và không kỷ luật. Lời đe dọa cũng sẽ từ đó mà mất dần trọng lượng. Bố mẹ hãy giữ lời với trẻ, dù là lời hứa hay lời đe dọa, đã nói là làm cho dù bé có hờn dỗi hay khóc lóc.

4. Bạo lực với con

bạo lực với trẻ em là không nên

    Trong mọi tình huống, đều có nhiều cách tốt hơn là dùng bạo lực. Bố mẹ đánh con thì chỉ khiến trẻ hiểu rằng, bạo lực là cách giải quyết nóng giận. Khi bị đối xử tiêu cực, đứa trẻ cũng có xu hướng hành động tiêu cực tương tự với những người khác. Bố mẹ hãy phạt con bằng những hình phạt khác thay vì bạo lực, dạy trẻ đúng đắn để cho trẻ hiểu được điều đúng và điều sai.

5. Bố mẹ la mắng trẻ

bố mẹ không nên la mắng bé

   Tương tự như việc đánh, la mắng cũng là một biện pháp hữu hiệu tức thì nhưng sẽ không hiệu quả trong thời gian dài. Trẻ sẽ học theo người lớn về lâu dài sẽ khiến trẻ thiếu bình tĩnh và la hết để đạt được những gì mình muốn. Do vậy, thay vì  la mắng bé, bố mẹ nên bình tĩnh và giải thích cho con vì sao việc con làm là sai.

6. Bố mẹ phản ứng quá mức

tức giận bố mẹ không nên phản ứng quá mức

    Bố mẹ không nên phớt lờ hành vi xấu của trẻ nhưng càng không nên phản ứng thái quá trước việc trẻ làm sai, đặc biệt là ở nơi công cộng. Trẻ em chưa nhận thức được suy nghĩ để hành động đúng đắn như người lớn, do vậy người lớn hay dạy trẻ một cách nhẹ nhàng hoặc phạt những hình phạt nhẹ.

7. Bố mẹ cười khi trẻ phạm lỗi

bố mẹ cần nghiêm túc khi con phạm lỗi, không nên cười cợt

    Trẻ con khi làm sai việc gì đó dễ thương, bố mẹ hay người lớn đều cảm thấy thú vị và buồn cười. Việc người lớn cười khi trẻ làm sai dễ làm trẻ hiểu nhầm là mình đang được khuyến khích hành vi đó và về lâu dài rất khó sửa hoặc thay đổi nó. Vì vậy, bố mẹ cần thật nghiêm túc và không nên có hành động cổ vũ, khích lệ khi trẻ mắc lỗi.

8. Bố mẹ bào chữa cho con

bố mẹ không nên bào chữa cho con quá nhiều

    Phần lớn các bậc phụ huynh thường bào chữa khi con mắc lỗi với người khác. Các lý do như là bé còn quá nhỏ, chưa biết gì ... thường được bố mẹ lấy ra để bào chữa cho các hành vi xấu. Nhưng thực tế bé đã nhận thức được từ trong bụng mẹ, bao che chỉ khiến bé tiếp tục cư xử xấu hơn. Vì thế, bố mẹ cần giữ thái độ đúng mực, nếu không nên bênh con.

9. Nói dối

bố mẹ không nen nói dối trẻ

    Bố mẹ nào cũng muốn con mình thật thà trung thực, để có được điều này, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tuyệt đối không nên nói dối trẻ. Trẻ em rất thông minh và có thể nhận ra việc bố mẹ nói dối, bé sẽ học theo điều này một cách vô thức. Vì vậy, bố mẹ nên cực kì hạn chế vấn đề không thành thật với con mình.

Đồ chơi trẻ em Polesie Việt Nam cám ơn bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bản tin !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: