Chi tiết bài viết

Mẹo giúp bé nhà mình không sợ đi tiêm

27/07/2018

10 mẹo giúp con không sợ đi tiêm

    Tiêm chủng là việc bố mẹ cần làm để bảo vệ trẻ khỏi các chứng bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em đều sợ đi tiêm vì sự đau đớn cũng bị sưng, đau tại vết tiêm, sốt và một số phản ứng phụ sau khi tiêm vác xin. Chưa kể khi đi tiêm có rất nhiều các bạn nhỏ xung quanh quấy khóc, vô tình khiến bé ám ảnh về kim tiêm và sợ đi tiêm hơn. Bố mẹ hãy thử làm những điều sau để bé cảm thấy thoải mái và mạnh mẽ hơn khi đi tiêm nhé :

1. Cho con ăn loại kẹo mà con thích trước khi tiêm

cho bé ăn kẹo bé thích trước khi tiêm


    Nghiên cứu cho thấy, kẹo ngọt chính là một giải pháp ngọt ngào cho trẻ em để giải quyết vấn đề. Cho con ăn loại kẹo mà con ưa thích trước lúc tiêm để giúp con lên tinh thần.Kẹo ngọt cũng như đường giúp trẻ ổn định huyết áp và bớt lo sợ hơn khi gặp mũi tiêm, hỗ trợ giảm khóc sau tiêm.

2. Trấn an con

bố mẹ nên trấn an bé khi đi tiêm


    Bố mẹ cần ở ngay bên cạnh trẻ để giúp trẻ bình tĩnh hơn trong suốt quá trình tiêm. Trấn an, cho con ngồi lên đùi và ôm con vào lòng, đảm bảo hở ra phần cánh tay hoặc đùi để các nhân viên y tế tiêm dễ dàng hơn. Hoặc với trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ hãy để bé nhìn thấy bạn như là một chỗ dựa vững chắc trong suốt thời gian tiêm.

3. Đánh lạc hướng con

đánh lạc hướng bé yêu khi chuẩn bị tiêm

    Việc làm trẻ mất tập trung, không chú ý tới việc mình đang chuẩn bị tiêm sẽ làm giảm sự đau đớn. Bố mẹ có thể dùng một món đồ chơi mới để thu hút bé, chỉ vào một vật gì đó, hát một bài, kể chuyện cười hoặc thổi một quả bóng bay để con bạn xao nhãng…

4. Cho con xem hoạt hình
    Trẻ em sẽ cảm thấy ít đau hơn khi y tá bật phim hoạt hình trong quá trình tiêm phòng. Ngoài phim hoạt hình cũng có thể là video game, video ca nhạc hoặc một chương trình thu hút trẻ em cũng có tác dụng tương tự. Nếu ở cơ sở y tế không có ti vi thì các bậc phụ huynh cũng có thể cho con xem trên điện thoại hoặc máy tính bảng, máy tính xách tay, các thiết bị điện tử…

5. Cho con ngậm núm ti giả

để bé ngậm núm ti giả khi tiêm

    Nghiên cứu cho thấy hành động ngậm ngón tay hoặc ngậm núm ti giá giúp giảm căng thẳng ở trẻ. Trước khi đi tiêm, bố mẹ có thể ngâm núm ti giả và dung dịch nước đường còn có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Ngậm ti giả sau khi tiêm cùng làm giảm thời gian quấy khóc của bé.

6. Cho trẻ bú mẹ

để trẻ bú khi tiêm

    Cũng tương tự như ngậm ti giả, bú mẹ cũng một hình thức giảm đau, bú mẹ trong khi tiêm bé sẽ có khả năng đỡ đau và giảm khóc hơn. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý không cho trẻ bú trước khi tiêm vì bé có thể trớ trong quá trình tiêm.

7. Khích lệ con hít thở

khích lệ bé hit thở đúng cách

    Khi chuẩn bị tiêm, bố mẹ có thể giúp con bình tĩnh bằng cách hướng dẫn trẻ hít thở sâu, hít vào thở ra vài lần. Dụ con bằng cách tưởng tượng ra bánh sinh nhật và thổi nến, thổi vào chong chóng… Việc hít thở sâu trước khi tiêm sẽ giảm thiểu các phản ứng đau sau đó. Lúc tiêm cũng có thể bảo trẻ hít một hơi thật sâu, nín thở 1 vài giây khi nhân viên y tế tiêm, khi xong rồi thở ra nhẹ nhàng. Bố mẹ có thể chơi trò bác sĩ với con ở nhà để tập cho bé.

8. Dùng kem gây tê tại chỗ cho bé
    Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm kem bôi gây tê, giảm đau tại chỗ dùng ngoài da. Bố mẹ có thể bôi cho bé trước khoảng từ 30 phút đến 1 giờ trước khi tiêm để kem gây tê phát huy tác dụng. Sử dụng các loại kem này thì khi tiêm sẽ không còn thấy đau, bé sẽ không cảm thấy sợ kim tiêm nữa.

9. Tham khảo tiêm các mũi tiêm kết hợp
    Ở Việt Nam hiện nay đã có một số mũi được pphối hợp làm 1 mũi để giảm số lần tiêm và giảm đau cho bé như vác xin 5 trong 1, 6 trong 1 như Quinvaxem, Pentaxim, Infanrix hexa đang được sử dụng để phòng các bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt,... tùy theo từng loại vắc xin cụ thể. Với liều 3 mũi tiêm được khuyến cáo cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Bố mẹ hãy đến các cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy để được tư vấn kỹ càng. Lựa chọn loại vác xin phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 

10. Giữ thái độ bình tĩnh

giữ thái độ bình tĩnh, ân cần nói chuyện khi bé chuẩn bị tiêm

    Khi đưa con đi tiêm mà bố mẹ tỏ ra lo lắng sẽ khiên trẻ càng hoang mang. Bố mẹ cần giữ thái độ bình tĩnh, nói chuyện cùng con với giọng như bình thường. Trẻ sẽ cảm nhận lại tâm trạng của người lớn và có xu hướng làm theo tương tự. Nếu bố mẹ có lo sợ thì cũng không nên tỏ ra, hãy hít thở sâu để giữ bình tĩnh trước con.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: