Chi tiết bài viết

Làm gì khi con không nghe lời

25/07/2018

Bí quyết để trẻ luôn nghe lời bố mẹ

    Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ hay bị bố mẹ la mắng luôn thiếu tự tin hơn, dễ nổi nóng hơn và có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những đứa trẻ bình thường. Chắc hẳn không phải bậc phụ huynh nào cũng biết, đối với trẻ con, la mắng có tác động tiêu cực không kém gì khi bị đánh đập. La mắng cũng gây ra các vấn đề giao tiếp giữa bố mẹ và con. Bố mẹ hãy cùng Polesie Việt Nam thử áp dụng những bước dưới đây để con nghe lời mình mà không cần phải la mắng chúng.

1. Tập cho con thói quen và chắc rằng con đang lắng nghe bố mẹ

Tập cho con thói quen biết lắng nghe bố mẹ, người lớn

    Bố mẹ cần chắc chắn con lắng nghe mình khi bố mẹ yêu cầu chúng là  gì hoặc cho phép con làm gì. Thay vì hét lên để gọi con, bố mẹ nên lại gần ngồi xuống và nhìn thẳng vào mắt con khi nói hay đưa ra các yêu cầu. Tránh việc hét lên để gọi con. Bố mẹ cũng có thể chạm nhẹ vào vai hoặc cánh tay hay một vài cử chỉ nhẹ nhàng thân thiện, điều này rất hữu ích khi giao tiếp với con. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, bố mẹ cần đảm bảo chúng đang lắng nghe mình trước khi đưa ra yêu cầu gì đó. 

2. Nhận biết khi con đang vô tình phớt lờ bố mẹ

con vô tình phớt lờ bố mẹ

    Các bé dưới 14 tuổi rất dễ mất tập trung và không để ý được hết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Khi bé đang tập trung làm việc gì đó như chơi, đọc sách… thì sẽ không quan tâm đến việc khác. Ở lứa tuổi này gọi là chưa phát triển hết nhận thức ngoại vi. Điều này cũng là nguyên nhân khiến chúng thiếu tập trung ngay cả khi bố mẹ đang nói chuyện với chúng. Vì thế, trước khi nói hoặc yêu cầu bé điều gì đó, bố mẹ cần chắc chắn rằng bé đang lắng nghe mình.

3. Nhận biết khi con đang cố tình phớt lờ bố mẹ

con cố tình phớt lờ lời bố mẹ nói

    Ngược lại, cũng có những đứa trẻ cổ tình phớt lờ bố mẹ. Có thể chúng đang thử xem điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bỏ ngoài tai lời bố mẹ, đây là biểu hiện của sự tò mò cũng như là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ. Hoặc cũng có thể bố mẹ gọi mãi không được, bố mẹ bỏ qua nên khiến con nghĩ rằng chúng có thể phớt lờ lời nói của bố mẹ.

4. Khi bố mẹ chắc chắn con đang lắng nghe mình

bố mẹ chắc chắn con đang lắng nghe mình nói

    Khi chắc chắn con đang lắng nghe, bố mẹ hãy chỉ hỏi 1 lần duy nhất và xem phản ứng của con. Nếu con lắng nghe và đáp lời thì bố mẹ đã thành công. Nếu không thì bố mẹ hãy hỏi thêm một lần nữa và bổ sung thêm những ý như sau :

- Nói cho con lý do tại sao mình gọi con

nói cho con biết lý do bố mẹ gọi con

    Khi muốn trẻ thực hiện yêu cầu của mình, bố mẹ cần một lý do hợp lý để giúp con hiểu rằng bố mẹ có lý do chính đáng chứ không phải là yêu cầu độc đoán. Có thể lý do sẽ hơi khắt khe hoặc trẻ sẽ chưa hiểu được hết nhưng ít ra thì chúng sẽ cảm thấy có lý hơn khi nghe theo lời bố mẹ.
Ví dụ : “ Con đi giầy vào đi. Chúng ta cần xuất phát sớm để kịp đến trường với các bạn của con đấy ”

- Nếu không quá nguy hiểm, bố mẹ hãy để con nhận thức được hậu quả từ hành động của chúng

mức độ không nguy hiểm, hãy để con nhận thức được hậu quả

    Hậu quả khi giầy bị ướt mà không nghe lời bố mẹ đi bốt, hay đi học muộn do không nhanh nhẹn, nếu có thể hãy cho con trải nghiệm hậu quả khi hành động của chúng không được bố mẹ nhắc nhở. Nhưng trong nhiều trường hợp, trẻ không nhận lại hậu quả thì bố mẹ nên làm gì đó. Ví dụ trẻ đá ghế trên máy bay hoặc trong rạp xem phim… Và khi hậu quả tự nhiên không phải là lựa chọn tối ưu thì bố mẹ hãy chuyển sang bước 7.

- Bố mẹ cần cảnh báo cho con về hậu quả

bố mẹ cảnh báo cho con về hậu quả con vừa gây ra

    Cụ thể là chuyện gì sẽ xảy ra nếu con không nghe lời bố mẹ. Ví dụ :” Con cần đi tắm ngay. Con hãy tắt ti vi và đi tắm nếu không từ mai con sẽ không được xem ti vi nữa nếu con không tắm đúng giờ.” Lời cảnh báo là cần thiết để cho con biết được hậu quả của việc chúng làm hay phớt lờ bố mẹ. Sau khi đưa ra yêu cầu với lý do hợp lý cũng như cảnh báo về hậu quả mà con vẫn không nghe lời thì bố mẹ cần phạt chúng dựa trên những hậu quả đã cảnh báo. Cuối cùng hãy để con thấy nếu bố mẹ yêu cầu gì thì nhất định phải thực hiện, sự kiên định chính là chìa khóa để điều khiển hành vi của con.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn vui vẻ và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: