Chi tiết bài viết

Ho và cách phòng tránh cho trẻ mà bố mẹ nào cũng cần biết

10/08/2018

Phòng tránh ho cho trẻ em, bố mẹ nào cũng cần biết

    Thực ra ho không phải là một căn bệnh mà chỉ là phản ứng tự vệ tự nhiên của cơ thể, chính là cách cơ thể làm sạch đường hô hấp, đẩy các chất đờm, dính, bụi bẩn ra khỏi đường thở. Ho cũng là triệu chứng ban đầu của các bệnh như cảm lạnh, ho gà, viêm phổi, viêm xoang… Trẻ em với sức đề kháng còn non nớt rất dễ bị ho và mắc bệnh. Do vậy, bố mẹ cần nắm rõ nguyên nhân và biện pháp tránh ho để chủ động phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe của bé yêu nhà mình. Hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích mà Polesie Việt Nam mang lại cho bố mẹ ngay sau đây.

1. Các loại ho thường gặp ở trẻ nhỏ

    Ho về cơ bản có 2 loại thông thường:
     - Ho khan: xảy ra khi trẻ bị dị ứng hoặc cảm lạnh, nước mũi chảy xuống họng làm kích thích cổ họng khiến trẻ bị ho và khó chịu.
     - Ho có đờm:  nguyên nhân là do bệnh về đường hô hấp với sự viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, tạo nên đờm và chất nhầy trong cổ họng.

2. Cách phòng tránh ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    - Cho con bú sữa mẹ: Tỉ lệ bị ho ở trẻ sơ sinh là rất cao, vì vậy để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và ngay từ khi sinh ra. Các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ giúp bé hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên chống lại các vi khuẩn xâm nhập. Ngoài giảm bớt nguy cơ bị ho, bé còn giảm được nguy cơ nhiễm trùng tai, dạ dày và các bệnh ốm vặt khác.
    - Hạn chế cho bé đến những nơi công cộng đông người: như trung tâm mua sắm, bệnh viện… Những nơi đông người tiềm ẩn những mầm mống gây bệnh, tăng khả năng truyền nhiễm, lây lan cho bé.
    - Tiêm phòng đầy đủ cho bé: để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, bố mẹ cần  tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ bé. Tiêm chủng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch giúp bảo vệ bé khỏi các bệnh nguy hiểm.
    - Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé: đây là biện pháp quan trọng nhất để đẩy lùi các bệnh gây ho, bố mẹ cần vệ sinh tai, mũi, họng cho bé hằng ngày, rửa tay xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi chơi và sau khi trẻ đi vệ sinh. Các bệnh gây ho chủ yếu là ở đường hô hấp nên bố mẹ cần tạo môi trường sống vệ sinh cho trẻ, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, vệ sinh những món đồ chơi mà bé hay tiếp xúc. 
    - Cách ly bé với những người bị bệnh để tránh lây nhiễm.
    - Phòng bệnh cho bé vào những thời điểm giao mùa: do thời tiết thay đổi các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, bé cũng dễ bị ho vào những thời điểm này nhất. Cho nên, vào thời điểm giao mùa, bố mẹ cần đặc biệt chăm sóc bé cẩn thận hơn. Khi thời tiết thay đổi, con dễ bị nhiễm bệnh hơn, dẫn đến ho, sổ mũi, sốt… Bố mẹ nên lưu ý.

3. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ bị ho

    - Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con dùng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Việc tự tiện cho con uống thuốc rất nguy hiểm, vừa có thể không làm cho con khỏi bệnh mà có thể bị nặng hơn, dễ tái phát và có nguy cơ bị kháng kháng sinh nếu lạm dụng.
    - Bị ho khiến đường thở của bé nặng nhọc và khó khăn, bố mẹ có thể giúp bé vệ sinh, rửa mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý. Tránh dùng loại xịt vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi còn mỏng manh của trẻ em.
    - Không cho bé ăn hoặc uống các thức ăn, thức uống để lạnh như kem, nước đá… việc cổ họng bị lạnh sẽ khiến bé ho nhiều và tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn.
    - Sử dụng các loại thuốc ho, si rô trị ho có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ giúp bé giảm ho kích ứng, loãng dịch đờm và tăng cường miễn dịch hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cần chọn loại thuốc, si rô trị ho của các đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn để sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
    - Khi bé ho nhiều trên 4 ngày không có dấu hiệu đỡ thì bố mẹ cần phải đưa bé đến khám ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để chữa trị và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: