-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Để bé yêu uống nước ép trái cây đúng cách và hợp lý
09/07/2018
Những lưu ý quan trọng khi cho trẻ uống nước ép trái cây
Nhiều bậc phụ huynh nghĩ nước ép trái cây tự nhiên khá lành tính nên cho trẻ uống thoải mái, đây là quan niệm rất sai lầm. Tuy nước ép trái cây thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể bé yêu, nhưng nếu bố mẹ không để ý những điều sau đây thì nước ép trái cây có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé :
1. Độ tuổi uống nước ép trái cây
- Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của các bé dưới 6 tuổi, vì vậy ở độ tuổi này các bé chỉ cần sữa mẹ là đủ, việc sử dụng nước ép trái cây là chưa cần thiết và không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Chỉ sử dụng nước ép trái cây cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi nếu có chỉ dẫn của bác sĩ, ví dụ như liệu pháp chữa táo bón.
- Trẻ em từ 6 đến 8 tháng tuổi không được khuyến khích sử dụng nước ép trái cây, nếu dung thì nên pha loãng với tỉ lệ 1:3 ( 1 muỗng nước ép : 3 muỗng nước lọc)
- Trẻ em từ 8 tháng đến 1 tuổi có thể sử dụng nước ép không cần pha loãng nhưng không quá 80ml/ ngày, 1 tuần chỉ nên uống tối đa 3 lần.
- Từ 1 đến 6 tuổi, có thể cho bé uống từ 110-160ml/ ngày, 1 tuần tối đa 4 lần.
2. Chất lượng và vệ sinh trái cây
- Các bậc phu huynh nên lựa chọn các loại trái cây tươi, có nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo về chất lượng. Không nên ham rẻ mua các loại trái cây được bán trên thị trường. Nên mua ít một để đảm bảo giá trị dinh dưỡng trong trái cây tươi ngon.
- Trước khi ép nước nên vệ sinh thật sạch, rửa kỹ, ngâm muối nếu cần, gọt bỏ vỏ với các loại trái cây có vỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên cần giữ vệ sinh thật kỹ càng, đảm bảo.
3. Thời điểm uống nước ép trái cây
- Nên cho trẻ uống nước ép trái cây sau ăn khoảng 30 phút, hoặc bữa phụ ( cách bữa ăn 3 tiếng )
- " Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây vào sáng sớm, khi đói hoặc trước khi ăn " >>> Cho trẻ uống vào những lúc này sẽ gây gại cho cơ thể, các axit từ nước ép trái cây sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, cản trở hệ tiêu hóa và phá hùy các vi khuẩn tốt có lợi trong dạ dày bé.
4. Một số lưu ý khác khi pha chế và sử dụng nước ép trái cây cho bé
- " Không pha đường vào nước ép trái cây vì bản thân các loại trái cây đã chứa nhiều đường tự nhiên " >>> việc pha thêm đường sẽ khiến cơ thể bé bị dư thừa đường, lâu dài sinh ra các bệnh béo phì…
- " Nguyên tắc không dung thìa kim loại để khuấy các loại nước ép trái cây " >>> điều này tưởng chừng vô hại nhưng thực tế khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại sẽ dẫn đến phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất, đặc biệt sẽ làm phân hủy nhiều loại vitamin mà chủ yếu là vitamin C.
- " Không pha sữa với nước trái cây " >>> hàm lượng axit tartaric trong trái cây với protein trong sữa khi pha với nhau sẽ gây cản trở tiêu hóa, giảm hấp thu. Cũng có thể gây ra đau bụng, đi ngoài. Chính vì vậy, việc uống sữa và nước ép trái cây cần tách biệt với nhau ít nhất là 30 phút.
- Nên sử dụng nước ép trái cây ngay sau khi vừa ép xong, thời điểm này là giàu vitamin nhất, không nên bảo quản lâu vì vitamin trong nước ép sẽ bị mất đi. Cha mẹ cũng " không nên hâm nóng nước trái cây " vì sẽ làm các loại vitamin và khoáng chất dễ bốc hơi, nước ép sẽ dễ dàng mất đi một lượng lớn vitamin, đặc biệt là vitamin C.
- Các loại nước ép giàu vitamin C nên dùng với các thực phẩm cho trẻ giàu chất sắt như thịt bò/heo để tăng hấp thụ sắt. Các loại nước ép này không nên uống khi ăn hải sản vì hải sản chứa hàm lượng lớn chất asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng khi đi kèm nước ép giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, có thể gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- " Không nên cho trẻ uống các loại nước ép trái cây vào buổi tối " >>> vì nước ép có tính lợi tiểu, khiến trẻ tiểu đêm hoặc tè dầm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra khi uống nước ép trái cây lượng đường trong máu sẽ tặng lên dễ gây ác mộng vào ban đêm.
- Phần lớn trong các loại nước ép trái cây đều có chất tương tự narigin, gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc. Do vậy, nếu trẻ đang điều trị bằng thuốc, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây.
Đồ chơi trẻ em Polesie Việt Nam cám ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và vui vẻ hạnh phúc !