-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách xử lý những vấn đề thường gặp khi trẻ lên 5
21/08/2018
Các vấn đề thường gặp khi con lên 5 và cách xử lý hiệu quả
Khi bé lên 5 tuổi, là độ tuổi đã hình thành được các kỹ năng cơ bản, khả năng nhận thức, tâm lý nhìn nhận … Ở tuổi này, phần lớn các bé đều vẫn có những vấn đề tâm lý cần được bố mẹ giải quyết. Vậy đó là những vấn đề gì ? Mời bố mẹ cùng Polesie Việt Nam tham khảo để sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng tuổi lên 5 của bé bố mẹ nhé !
1. Bé mè nheo, nhõng nhẽo, làm nũng, đòi hỏi
Với bố mẹ, một đứa trẻ mè nheo nhóng nhẽo là chuyện bình thường. Tuy nhiên về mặt tâm lý, đây chính là tính cách nhút nhát, rụt rè, thụ động. Nguyên nhân dẫn đến hình thành tính cách này là do bố mẹ quá cưng chiều bé, bé sẽ có thói quen đòi hỏi để được chăm sóc, quan tâm và được đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, việc gia đình có thêm thành viên mới cũng khiến bé trở nên nhõng nhẽo hơn do mẹ sin hem bé, bố mẹ và mọi người trong nhà sẽ tập trung hơn vào em, khiến bé cảm thấy mình bị “ra dìa”, không được yêu thương, chăm sóc… Tuy việc nhõng nhẽo khiến một đứa trẻ trở nên dễ thương nhưng nếu nó phát triển thành thói quen thì rất không tốt chút nào, nó sẽ khiến bé trở nên ích kỷ và đành hanh hơn. Khi bé lớn lên với thói quen ích kỷ này sẽ khiến bé có thể bị xa lánh và cô lập. Điều bố mẹ cần làm là không nên quá cưng chiều hay đáp ứng mọi đòi hỏi bé. Cần dạy cho bé hiểu được những điều đúng đắn, cách chia sẻ yêu thương, lòng tốt từ mọi điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Điều này sẽ tránh được nguy cơ tổn thương tâm lý cho bé trong tương lai.
2. Bé lười biếng và không ý thức tự giác với những việc cá nhân
Các bé trong độ tuổi lên 5 đã nhận thức được những công việc cá nhân như: thức dậy, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học… Tuy nhiên, một số bé lười biếng và luôn dựa dẫm vào ông bà, bố mẹ, không tự làm mọi việc hoặc rất chậm chạp. Luôn luôn để bố mẹ, ông bà phải nhắc nhở, nhiều khi còn không chịu làm. Phần lớn các bé mắc chứng này là do bố mẹ, ông bà nuông chiều, luôn phục vụ bé và không để cho bé tự làm việc gì. Điều này sẽ khiến bé không có hứng thú trong nhiều hoạt động và cũng khó có thể tự phục vụ mình ở những việc đơn giản nhất. Trẻ sẽ mất đi cơ hội rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ và bị động hơn trong công việc của chính mình. Giải pháp dành cho bố mẹ là để bé có thể tự học làm các công việc nhỏ nhất phù hợp với lứa tuổi như: Từ 4-5 tuổi, bé đã có thể tự dánh răng, rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, dọn dẹp đồ chơi, tự lấy quần áo đi tắm và để quần áo bẩn đúng nơi quy định… Các công việc, nhiệm vụ sẽ được tăng dần theo độ tuổi. Bố mẹ sẽ là người nhắc nhở, hướng dẫn và cùng bé thực hiện hằng ngày thay vì việc gì cũng phải làm cho bé.
3. Bé thiếu sự tập trung
Các bé thiểu sự tập trung thường rất hiếu động, lăng xăng, không có sự kiên nhẫn hay tỉ mỉ vào bất cứ việc gì dù chỉ là việc ngồi xem ti vi từ 5 đến 10 phút. Đây là một vấn đề về tâm lý mà bố mẹ không nên coi thường. Đến 5 tuổi mà bé vẫn còn những triệu chứng trên và không tập trung được vào bất cứ thứ gì thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ tâm lý để kiểm tra những triệu chứng sớm của bệnh tăng động ở trẻ em. Điều này sẽ giúp bố mẹ có phương án đề phòng và chữa trị sớm cho bé nếu bé mắc bệnh.
Nói tóm lại, điều quan trọng nhất bố mẹ cần nhớ để dạy dỗ bé khi lên 5 là cần kiên trì, bình tính, không nống vội khi hướng dẫn bé. Tránh quát mắng trẻ hay nói những câu dễ gây tổn thương như “đồ lười biếng” “mày lười biếng thế”… Khi bé chưa hoàn thành được nhiệm vụ hay nhận thức sai trái một vấn đề gì đó, bố mẹ cần kiên trì giúp con thay đổi dần dần. Và cũng đừng quên chia sẻ, tương tác và trò chuyện thật nhiều cùng con mỗi ngày. Tạo cho bé thói quen chia sẻ bố mẹ sẽ dễ dàng giúp đỡ cũng như dạy bé tốt hơn.
Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !