Chi tiết bài viết

Cách xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh

24/07/2018

Nhanh chóng xử lý hăm tã ở trẻ sơ sinh

    Hăm tã là tình trạng rất bình thường cũng như thường gặp ở các bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu các bậc phụ huynh không xử lý đúng cách thì tình trạng hăm của bé sẽ có nguy cơ nặng hơn và bội nhiễm, rất nguy hiểm cho trẻ. Các bé ở độ tuổi từ 03 - 15 tháng dùng bỉm thường xuyên nên có khả năng hăm tã cao hơn. Hăm tã là phản ứng của da khi da bị bít kín không thoát được mồ hôi. Hăm tã có khả năng cao gây ra mụn nhọt và ngứa ngáy, nếu bé gãi da còn dễ bị trầy xước, nhiễm khuẩn và nhiễm nấm do ẩm ướt. 

1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ em

nguyên nhân bé bị hăm tã

- Do da bé không khô thoáng, bị ẩm ướt : Việc sử dụng các loại bỉm cho trẻ lâu ngày gây ra ẩm ướt vùng da của bé. Môi trường ẩm ướt tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn trong phân cũng như nước tiểu dễ gây tình trạng hăm tã.
- Do da bé bị chà xát với bỉm : Da của bé cực kì nhạy cảm, do vậy rất dễ bị mẫn cảm với các loại hóa chất cũng như chất tạo mùi thơm trong bỉm hoặc hóa chất tẩy rửa dùng giặt tã. Khi bị dị ứng với các chất trên mà còn tiếp xúc lâu ngày, hăm tã là khó tránh khỏi
- Do đồ ăn lạ: Khi bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm, thành phần phân của bé bị thay đổi cũng như bé sẽ đi đại tiện nhiều hơn. Do vậy, vùng da quanh hậu môn của bé dễ bị tẩy đỏ và hăm.
- Do bị nhiễm nấm  Nấm men hoặc nấm Candida là các loại nấm có ở mọi nơi. Tã lót là nơi ẩm ướt và là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm này sinh sôi và phát triển. Nhiễm nấm chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ nhỏ.

2. Thời điểm cần điều trị hăm tã

thời điểm bé cần điều trị hăm tã

- Hăm tã ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu như : nổi đỏ vùng da dùng bỉm, đỏ da quanh bộ phận sinh dục, hậu môn, đùi… Khi hăm tã nặng hơn thì những đốm đỏ có thể bội nhiễm làm da bị căng, cò mủ, khiến bé đau đớn khi đi tiêu, khó chịu, quấy khóc, kém ăn, mất ngủ … Nếu tình trạng bội nhiễm xuất hiện, bố mẹ cần đưa bé đi khám da liễu ngay để điều trị kịp thời.

3. Phương pháp điều trị hăm tã đúng cách

nhanh chóng điều trị hăm tã cho bé đúng cách

- Hăm tã ở dạng nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nếu vùng da hăm được phát hiện sớm và xử lý kịp thời sẽ nhanh chóng lành lặn mà không bị lan ra. Bố mẹ cần nhớ chú trọng việc vệ sinh cho con, cần rửa sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô rồi mới thay tã mới. Khi chà rửa cần thật nhẹ nhàng, tránh làm đau cũng như trầy xước da của bé. Nếu có thể hạn chế cho bé dùng bỉm thì rất tốt. 
- Thời điểm bé mới bị hăm tã nhẹ, bố mẹ chỉ cần sử dụng kem chống hăm thoa nhẹ vào các vết hăm giúp giữ ẩm và phục hồi làn da của bé là đủ. Còn khi bé bị nặng thì bố mẹ cần đưa bé đi khám điều trị cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn là hướng dẫn bố mẹ chăm sóc dựa vào tình trạng hăm tã của be.

4. Một số lưu ý cho bố mẹ

một số lưu ý khi bé bị hăm tã

- Bố mẹ cần nhớ luôn luôn rửa tay thật sạch trước và sau khi thay bỉm cho bé.
- Bố mẹ không nên sử dụng các loại phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Không những vậy bột Talc trong phấn rôm có thể khiến bé mắc thêm các bệnh về đường hô hấp.
- Tuyệt đối không dùng chung kem chống hăm cho nhiều bé, nếu ngón tay đã chạm vào vùng da bị hăm thì không nên dùng lại ngón tay đó để lấy thêm kem, tránh nhiễm khuẩn.
- Sử dụng kem chống hăm một thời gian mà không thấy bé có dấu hiệu đỡ thì cần đưa bé đi khám để tránh hăm tã tiễn triển nặng hơn.
- Có thể để vùng da bị hăm của bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian sau thay bỉm để giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và các vùng hăm sẽ thoáng và mau lành hơn.

Đồ chơi trẻ em Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: