Chi tiết bài viết

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ em có hành vi bạo lực

22/08/2018

Bé có xu hướng bạo lực, bố mẹ nên làm gì?

     Trong các giai đoạn phát triển của bé, sẽ có những lúc bố mẹ bị bất ngờ bởi những hành động hay khả năng của con. Bé có thể học tập hay bị ảnh hưởng từ ai đó, ngoài học được những điều tốt thì bé cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những điều xấu. Xu hướng bạo lực là một điển hình. Việc bỗng dung bé có những hành động bạo lực hay những cử chỉ bốc đồng với những người xung quanh như đánh bạn, đánh bố mẹ, người lớn… sẽ khiến bố mẹ không hài lòng, tức giận và lo lắng cho thái độ của bé. Vậy bố mẹ nên làm gì để ngăn bé và hạn chế cho bé khỏi những hành động này? Hãy cùng Polesie Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây:

1. Nguyên nhân khiến bé có xu hướng hành động bạo lực

xu hướng bạo lực ở trẻ em

     Một sự thật mà không phải bố mẹ nào cũng biết đó là bạo lực chỉ là một phần rất bình thường trong suốt quá trình phát triển của bé. Việc phát triển, rèn luyện các kỹ năng mới cùng mong muốn được độc lập nhưng chưa có khả năng kiểm soát các hành động bốc đồng chính là nguyên nhân của xu hướng bạo lực. Những hành động như đánh bạn hay dùng răng cắn bạn, cấu bạn là hoàn toàn bình thường. Nhưng với việc bố mẹ, thầy cô, người lớn bỏ qua hoặc làm ngơ trước hành động của con khiến con không biết rằng những hành động đó là sai. Khi không nhận biết được đúng sai ở hành động của mình, trẻ sẽ ngày càng trở nên bạo lực và không biết cách khác để thể hiện suy nghĩ hay cảm xúc của mình.

2. Những điều bố mẹ nên làm để ngăn chặn hành động bạo lực cho con

bố mẹ nên làm khi trẻ em có xu hướng bạo lực

     - Cho bé chịu hậu quả của việc bé gây ra
    Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ đã nên cho con tập tự chịu trách nhiệm cho những việc mình gây ra. Nhiều bố mẹ thấy con làm sai hay có thói quen diễn giải và tìm hiểu nguyên nhân, phân tích với trẻ, nhưng việc khiến con hiểu chuyện ngay là vô cùng khó. Đơn giản hơn, bố mẹ hãy để bé chịu hậu quả của các hành động bạo lực mà bé gây ra. Ví dụ khi bé chơi ở trong khu vui chơi và đánh bạn, mẹ cần cho bé ra khỏi đó và ngồi nhìn các bạn chơi. Hãy thỏa hiệp với bé rằng con có thể vào chơi lại khi con không làm các bạn khác bị đau.
     - Bố mẹ cần làm gương cho bé
    Việc la mắng, đánh đập hay miệt thị con là người xấu cũng thực sự không thể giúp bé thay đổi hành vi của mình. Bố mẹ càng làm như thế thì con cũng sẽ học theo và đi trút giận lên người khác. Điều bố mẹ cần làm là giữ bình tĩnh, chỉ cho con biết nên làm như thế nào. Bố mẹ kiểm soát được cơn nóng giận sẽ là bước đầu tiên dạy bé học cách kiểm soát chính mình.
     - Khuyên bảo con nhận thức được điều đúng
    Sau khi mọi việc lắng xuống, bé bớt cáu giận đi thì đây chính là lúc thích hợp để bố hoặc mẹ khuyên bảo bé. Cần cho bé biết rằng cảm thấy tức giận là một điều rất tự nhiên nhưng thể hiện sự tức giận đó bằng cách đánh hay cắn bạn là sai. Đồng thời, bố mẹ hãy cho bé biết việc bé phải xin lỗi nếu làm đau một ai đó, kể cả vô tình hay cố tình. Có thể lời xin lỗi ban đầu không chân thực và bé sẽ chưa chấp nhận đó là lỗi của mình nhưng bé sẽ ghi nhớ bài học và hình thành thói quen xin lỗi người khác khi mình gây ra lỗi.
     - Đặt ra cho bé một giới hạn rõ rang
    Bố mẹ cần xử lý hành động sai của bé ngay từ khi mới có những biểu hiện hung hăng. Hãy đưa bé ra khỏi tình huống đó để bé kịp thời nhận thức lại hành động của mình. Đừng để đến khi bé gây ra rồi mới can thiệp.
     - Khen thưởng cho bé khi có biểu hiện tốt
    Không chỉ tập trung vào những hành động sai trái, bố mẹ cũng cần quan tâm đến những biểu hiện tốt của con. Khen con khi cần thiết vì lời khen có sức mạnh và giúp khích lệ trẻ rất nhiều. Đôi lúc cũng có thể tặng con một món quà nhỏ khi con làm điều tốt. Niềm vui sẽ đem lại nguồn năng lượng tích cực để trẻ trở thành người tốt hơn.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn mạnh khỏe và vui vẻ !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: