Chi tiết bài viết

7 biểu hiện cho thấy bố mẹ đang can thiệp vào cuộc sống riêng của con

27/07/2018

Biểu hiện cho thấy bố mẹ can thiệp quá sâu vào cuộc sống riêng của con

    Bản năng những người làm bố, làm mẹ luôn muốn che chở, bao bọc cho con của mình. Bố mẹ luôn muốn dành những điều tốt đep nhất cho con cũng như không bao giờ muốn con bị tổn thương, ốm đau hay vấy bẩn … Sự yêu thương của bố mẹ là điều tuyệt vời nhất mà con có được, tuy nhiên mặt trái của việc bố mẹ quá quan tâm có thể khiến con không có những kỹ năng xử lý với những khó khăn trong cuộc sống và giảm kỹ năng sống tự lập sau này. Ranh giới giữ việc quan tâm và can thiệp rất mong manh mà không phải bố mẹ nào cũng nhìn nhận được, bố mẹ hãy tham khảo những biểu hiện sau để xem mình có đang can thiệp vào cuộc sống riêng của con không nhé !

1. Bố mẹ luôn lôi con đi rửa tay hoặc đánh răng

 Bố mẹ luôn lôi con đi rửa tay hoặc đánh răng

    Việc bố mẹ luôn lôi con đi rửa tay, đánh răng hoặc các việc vệ sinh cá nhân sẽ vô tình khiến trẻ không tự giác chăm sóc bản thân. Bố mẹ chỉ nên nhắc nhở hoặc làm cùng con chứ không nên làm thay trẻ. Hãy đặt sẵn xà phòng rửa tay ở bồn rửa, một chiếc ghế nhựa an toàn để phù hợp với chiều cao của con. Bố mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn con tự làm các việc vệ sinh cá nhân.

2. Theo con khắp sân chơi

bố mẹ nên theo dõi con chơi từ 1 khoảng cách an toàn

    Bố mẹ nào mà đang luôn hành động như một lá chắn di động của con, ngăn con bị ngã hoặc nghịch bẩn thì nên dừng lại ngay. Thay vì chạy theo con và la hét ngăn cản thì hãy cho con chơi ở những nơi đảm bảo an toàn, theo dõi con từ một khoảng cách đảm bảo để có thể can thiệp nếu bé bị trẻ khác bắt nạt hoặc làm điều nguy hiểm. Đôi khi bạn cần cho con trải nghiệm một chút cũng không sao cả, hãy để trẻ vấp ngã và tự đứng dậy, nghịch bẩn rồi về tắm sau. Đây là bước đầu để bé có thể trưởng thành trên con đường đời sau này.

3. Giái cứu con quá nhanh

Giái cứu con quá nhanh

    Trẻ em trong xã hội hiện đại đã không có cơ hội phát triển những kỹ năng vận động nhiều như bố mẹ ngày xưa vì chúng được chăm sóc quá kỹ càng. Bố mẹ ngại không cho con đương đầu cùng khó khăn, cứu con khỏi những rắc rối quá nhanh … Điều này không tốt cho trẻ chút nào. Khi trẻ gặp chuyện gì đó hãy để con tự quyết định, tự giải quyết. Nếu đến một mức độ nào con không thể giải quyết được thì bố mẹ mới nên can thiệp. Đây là cách rèn luyện con cái những kĩ năng xử lý và cách giải quyết khó khăn để  chuẩn bị sẵn sàng cho tuổi trưởng thành mai sau.

4. Kiểm soát con quá nhiều

    Việc bố mẹ quá theo sát mọi hành động của con là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bố mẹ đừng nên lúc nào cũng bắt con phải làm thế này, không được làm thế kia. Kiểm soát mọi mặt khiến đứa trẻ thiếu chủ động, đôi khi mất đi nhiều cơ hội trải nghiệm cho con. Bố mẹ cũng nên hỏi và lắng nghe trẻ, “ tại sao con lại làm thế này? ”, cho trẻ cơ hội nói chuyện, bày tỏ những gì con nghĩ. Chỗ nào chưa được thì bố mẹ cần khuyên bảo và phân tích cho con nghe chứ không nên áp đặt, kiểm soát con.

5. Làm bài tập ở nhà cùng với con

bố mẹ luôn ép con học bài và kèm cặp con quá nhiều

    Bố mẹ không nên liên tục ngồi cùng bàn học để sát sao kèm cặp con làm bài. Điều này khiến trẻ thụ động, không tự giác làm bài khi vắng bố mẹ. Chỉ nên khuyến khích và thảo luận với con, có thể hướng dẫn một chút, để con tự làm. Đặt những câu hỏi gợi mở để hướng dẫn bé là phương pháp tốt nhất. Dặn con sau khi làm xong có thể khoe với bố mẹ xem cũng rất hữu ích.

6. Bố mẹ không khuyến khích trẻ chấp nhận rủi ro

Bố mẹ nên giúp con hiểu và chấp nhận rủi ro

    Quá bảo vệ trẻ sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho cuộc đời của con. Bố mẹ đừng cố gắng khiến trẻ không gặp rủi ro. Cho con học cách chấp nhận sẽ khiến con trưởng thành hơn. Như là bị điểm thấp hoặc hành động thiếu suy nghĩ, hãy để cho con chịu hậu quả. Trẻ sẽ có trải nghiệm và rút ra bài học từ rủi ro đó, cũng là một hình thức trang bị hành trang tâm lý vững vàng trước khi bước chân ra thế giới rộng lớn ngoài kia.

7. Bố mẹ khen ngợi con một cách dễ dàng

bố mẹ không nên khen con 1 cách dễ dàng

    Khen ngợi, khích lệ con là tốt nhưng chỉ khi bé đạt được điều gì xứng đáng thôi bố mẹ nhé. Đừng lạm dụng lời khen quá mức khiến cho trẻ ảo tưởng về bản thân. Nếu ảo tưởng và hy vọng quá nhiều sẽ khiến trẻ khó chấp nhận được sự thật khi được biết. Điều này rất trầm trọng ảnh hưởng đến tâm lý cũng như có thể gây bệnh trầm cảm khi con nhận thức được vấn đề. Vì vậy bố mẹ cần khen ngợi, khích lệ con thật đúng và xứng đáng để con ngày càng cố gắng hơn.

Đồ chơi cho bé Polesie Việt Nam cám ơn Bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi !
Chúc bé yêu nhà mình luôn luôn vui vẻ và hạnh phúc !

Viết bình luận
popup

Số lượng:

Tổng tiền: